Vietnam
- Lịch sử
- Chương trình
- Phòng tin tức
- Foreign Assistance Data
- Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI)
- Cơ hội việc làm
- Cơ hội hợp tác
- Câu chuyện thành công
- CÔNG CỤ, HƯỚNG DẪN VÀ MẪU BIỂU DÀNH CHO ĐỐI TÁC
● Dự án sẽ tiến hành xử lý khoảng 90.000 mét khối đất và trầm tích nhiễm dioxin tại Sân bay Đà Nẵng xuống dưới mức tiêu chuẩn quốc gia về xử lý môi trường của Chính phủ Việt Nam.
● Bể chứa đất và trầm tích sẽ rộng 70 mét và dài xấp xỉ 100 mét (tùy thuộc vào khối lượng thực tế). Nếu tính cả hệ thống cách nhiệt ở đáy và đỉnh của kết cấu thì bể chứa này cao khoảng 8 mét. Đất và trầm tích sẽ được làm nóng tới 335 độ C thông qua 1.254 giếng truyền nhiệt.
● Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ đã hợp tác về các vấn đề chất Da Cam/dioxin kể từ năm 2000. Văn phòng Chính phủ đã giao cho Bộ Quốc phòng là chủ dự án và là đối tác triển khai dự án của Chính phủ Việt Nam trong Dự án Xử lý Môi trường tại Sân bay Đà Nẵng.
● USAID, cơ quan triển khai dự án của Chính phủ Hoa Kỳ, và Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp chặt chẽ để thực hiện dự án. Giai đoạn I của quá trình xử lý đã xử lý thành công khoảng 45.000 mét khối đất ô nhiễm trong năm 2015; Giai đoạn II của quá trình xử lý sẽ được bắt đầu vào cuối năm 2016.
● Trong quá trình xây dựng báo cáo môi trường/báo cáo đánh giá tác động môi trường, Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam đã xác định việc sử dụng công nghệ hấp giải nhiệt trong mố (IPTD, hay còn gọi là xử lý bằng nhiệt) là công nghệ hiệu quả nhất đã được chứng minh trên thực tế để áp dụng cho xử lý môi trường tại Sân bay Đà Nẵng.
● Các nhà thầu của USAID trong Dự án Đà Nẵng đã áp dụng thành công các giải pháp công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ xử lý bằng nhiệt, đối với hàng trăm dự án trong đó có các hạng mục quản lý xây dựng, xử lý môi trường, giám sát nhiều bên tham gia đồng thời đảm bảo sức khỏe và an toàn tại các địa điểm dự án.
Chu trình công nghệ xử lý nhiệt:
● Đất và trầm tích ô nhiễm sẽ được đào xúc và đưa một cách an toàn vào một kết cấu bể chứa tạm thời được xây dựng tại sân bay.
● Sau khi được đặt trong kết cấu bể chứa, đất và trầm tích ô nhiễm sẽ được xử lý bằng công nghệ xử lý nhiệt. Quá trình hấp giải nhiệt bao gồm việc làm nóng đất và trầm tích ở nhiệt độ cao (xấp xỉ 335 độ C) khiến cho dioxin bị phân hủy. Dioxin sẽ phân hủy thành cacbon điôxit, nước và clorua. Bất kỳ lượng tồn dư dioxin nào không bị phá hủy trong mố sẽ được thu giữ và xử lý trước khi thải ra ngoài.
● Sau bước lấy mẫu và xét nghiệm khẳng định, đất và bùn đã được xử lý được đưa ra khỏi kết cấu xử lý và an toàn cho tái sử dụng cho các mục đích thương mại và công nghiệp.
Các chuyên mục thông tin về dự án:
- Báo cáo Tiến độ Dự án Xử lý Môi trường Ô nhiễm Dioxin tại Sân bay Đà Nẵng
- Các điểm mốc của dự án
- Các khu vực xử lý
- Mô tả quy trình xử lý
- Mối quan tâm về sức khỏe và an toàn lao động được giải quyết như thế nào?
- Các câu hỏi thường gặp
- Các nguồn thông tin bổ sung
- Thông báo về việc báo chí vào thăm hiện trường xử lý dioxin tại Sân bay Đà Nẵng
Comment
Make a general inquiry or suggest an improvement.