Flag of Vietnam

Hỗ trợ người khuyết tật

Ngôn ngữ: English | Vietnamese
Học sinh khuyết tật trình diễn công nghệ tổng hợp văn bản thành tiếng nói giúp các em có thể sử dụng máy vi tính.
Học sinh khuyết tật trình diễn công nghệ tổng hợp văn bản thành tiếng nói giúp các em có thể sử dụng máy vi tính.
Leslie Detwiler/USAID

Hỗ trợ người khuyết tật là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Kể từ năm 1989, với việc thành lập Quỹ Nạn nhân Chiến tranh Patrick Leahy của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), USAID nỗ lực mở rộng phạm vi bao phủ và khả năng tiếp cận tới nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau đem lại lợi ích cho người khuyết tạt các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột.

Tại Việt Nam, hỗ trợ của Hoa Kỳ đã giúp giải quyết các nhu cầu về y tế và hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập toàn diện vào mọi mặt của đời sống xã hội. Chính phủ Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 80 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, cải thiện cuộc sống của hơn 30.000 người khuyết tật và tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho những người có nhu cầu. USAID hỗ trợ cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng cho hàng chục nghìn người khuyết tật, hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề bao gồm công nghệ thông tin, tạo việc làm, hỗ trợ các hiệp hội cha mẹ tăng cường tuyên truyền cho các vấn đề về người khuyết tật và hỗ trợ xây dựng các quy định luật pháp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận của người khuyết tật tại các công trình công cộng. Hoạt động hỗ trợ người khuyết tật của chúng tôi cũng được coi là có đóng góp cho quan hệ hợp tác thành công giữa Việt Nam và Hoa Kỳ để vượt qua quá khứ đau thương mà hai nước cùng sẻ chia.

Các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tập trung vào ba lĩnh vực: vận động chính sách và điều phối; hỗ trợ trực tiếp bao gồm vận động và hoạt động trị liệu và cung cấp thiết bị hỗ trợ; và tăng cường hệ thống y tế nhằm  cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị có chất lượng cho người khuyết tật. Người khuyết tật được hòa nhập nhiều hơn vào đời sống xã hội thông qua cải thiện khả năng tiếp cận của họ tới các dịch vụ y tế, giáo dục và xã hội. Các chương trình của USAID hỗ trợ chính quyền địa phương thực hiện luật về người khuyết tật, Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật và tác động đến các chính sách công có ảnh hưởng đến cuộc sống của người khuyết tật.

Xem danh sách dự án  |  Xem bản đồ dự án

Video

Một số câu chuyện về người khuyết tật được hưởng lợi ích từ các dự án hỗ trợ của chúng tôi:

Xem thư viện ảnh về các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật:


Key fiscal year 2016 achievements include:

  • 3.100 người khuyết tật được hỗ trợ trực tiếp với các dịch vụ phục hồi chức năng, thiết bị hỗ trợ, hỗ trợ pháp lý
  • 1.068 ca hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người khuyết tật được thực hiện
  • 2.679 cán bộ cung cấp dịch vụ được tập huấn nâng cao kỹ năng và kiến thức về phục hồi chức năng, giáo dục đặc biệt, sàng lọc khuyết tật, pháp luật về trợ giúp pháp lý và khuyết tật 
  • 67 cơ quan và tổ chức của Chính phủ Việt Nam được hỗ trợ kỹ thuật về việc thực hiện chương trình hành động về người khuyết tật và Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật
  • 2 tổ chức của người khuyết tật được thành lập mới
  • 39 lãnh đạo là người khuyết tật được tập huấn
  • 18 tổ chức của người khuyết tật tham gia vào đối thoại chính sách ở cấp trung ương và địa phương
  • 2 hãng hàng không sửa đổi các chính sách để đáp ứng nhu cầu của hành khách là người khuyết tật
  • Vietnam Airlines giảm 15% giá vé cho người khuyết tật


Các điểm mốc quan trọng về hỗ trợ xây dựng chính sách

  • 2001: Thành lập Ban điều phối Quốc gia về vấn đề Người khuyết tật

  • 2002: Thông qua Bộ quy chuẩn, Tiêu chuẩn tiếp cận của các công trình công cộng

  • 2006: Thông qua Bộ quy chuẩn, Tiêu chuẩn tiếp cận của giao thông công cộng

  • 2006: Ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia đầu tiên về người khuyết tật cho giai đoạn 2006-2010

  • 2007: Thông qua Bộ quy chuẩn, Tiêu chuẩn tiếp cận về Công nghệ, Thông tin và Truyền thông

  • 2007: Thành lập Hội đồng Dải Băng Xanh với thành viên là các doanh nghiệp trong nước và quốc tế với mục tiêu thúc đẩy các cơ hội việc làm cho người khuyết tật

  • 2007: Sửa đổi Luật dạy nghề, bổ sung chương về người khuyết tật

  • 2010: Thông qua Luật Người khuyết tật

  • 2011: Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia lần thứ 2 về người khuyết tật (giai đoạn  2011-2020)

  • 2012: Thành lập Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt  Nam

  • 2012: Sửa đổi Bộ luật Lao động để bổ sung chương về người khuyết tật

  • 2013: Thông qua Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Người khuyết tật với quy định về xử phạt.

  • 2014: Phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật.

  • 2015: Thành lập Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật.

  • 2016: Sửa đổi chính sách về bảo hiểm y tế, theo đó tăng tăng số lượng dịch vụ phục hồi chức năng được bảo hiểm y tế chi trả thêm 7,5 lần (650%).

  • 2016: Có 5 sân bay thực hiện tốt việc tạo thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận với hỗ trợ từ USAID.

  • 2016: Thủ tướng Việt Nam ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật. Kế hoạch này được xây dựng với hỗ trợ kỹ thuật từ USAID.

  • 2017: Bắt đầu đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo cử nhân đầu tiên về Trị liệu Nghề nghiệp

  • 2017: Bộ Y tế tiếp nhận và áp dụng rộng rãi Hệ thống Thông tin Khuyết tật.

Các kết quả nổi bật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục hòa nhập (2005-2015)

  • 1.450 thanh niên khuyết tật Việt Nam được đào tạo kỹ năng nâng cao về công nghệ thông, kỹ năng mềm và kỹ năng tìm kiếm việc làm; hơn 60% sinh viên được đào tạo kỹ năng nâng cao về công nghệ thông tin đã tìm được việc làm.
  • Hơn 5.400 trẻ em khuyết tật được hưởng lợi từ hỗ trợ giáo dục hòa nhập của dự án.
  • 882 nhà quản lý giáo dục, giáo viên trung học và cán bộ từ 5 tỉnh, Hội Người mù, Hội Người điếc và các Trung tâm phục hồi chức năng được đào tạo từ xa. Hơn 100 lớp học trực tuyến cho học sinh lớp 6 được xây dượng và thí điểm với 341 học sinh, và 40 bài giảng trực tuyến qua video cho học sinh điếc ở lớp 5 đã được xây dựng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Nhờ kết quả này, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã sử dụng ngân sách tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á để nhân rộng các công cụ học từ xa mà dự án phát triển dành cho giáo viên của trẻ có nhu cầu đặc biệt trên khắp 63 tỉnh, thành phố.
  • Trang web do dự án tài trợ (www.giaoduchoanhap.edu.vn) tới nay đã có hơn 76.000 lượt truy cập, phần lớn truy cập từ các cơ sở và trung tâm giáo dục tham gia thí điểm đào tạo công nghệ, thông tin và truyền thông và các chuyên gia giáo dục khác trong lĩnh vực này.  
  • Thư viện trực tuyến có hơn 100 tài liệu bao gồm tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên, ấn phẩm về giảng dạy trẻ với một số hình thức khuyết tật cụ thể, quản lý giáo dục hòa nhập  
  • 3.469 giáo viên và nhà quản lý được đào tạo về giáo dục hòa nhập;
  • 76% trẻ khuyết tật trong độ tuổi đến trường trong Dự án Hòa nhập Người khuyết tật Việt Nam được đến trường;
  • 1.769 cha, mẹ của trẻ khuyết tật được chia thành 40 hội cha mẹ;
  • 1.222 cha, mẹ và giáo viên được tập huấn để cung cấp dịch vụ dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật và cha, mẹ của các em.

Các chương trình hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2015-2020

USAID tiếp tục hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam với sáu dự án đang được thực hiện từ năm 2015. Các dự án này có mục tiêu hỗ trợ triển khai các luật và quy định về người khuyết tật, củng cố hệ thống dịch vụ về phục hồi chức năng và cung cấp hỗ trợ trực tiếp tới người khuyết tật, cụ thể là người khuyết tật nặng. USAID cũng hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức của người khuyết tật ở địa phương và công tác vận động của các tổ chức này.

  • Dự án Bảo vệ Quyền của Người khuyết tật (2015-2018)
  • Dự án Tiếp cận vì Sự hòa nhập của Người khuyết tật (2015-2017)
  • Dự án Vượt lên tất cả (2015-2020)
  • Dự án Tăng cường Chăm sóc Y tế và Đào tạo Phục hồi chức năng (2015-2020)
  • Dự án Tăng cường Năng lực Mạng lưới Dịch vụ và Trị liệu cho Trẻ em khuyết tật (2015-2019)
  • Dự án Hỗ trợ Thực thi và Điều phối Chính sách và Quyền của Người khuyết tật và Trị liệu (2015-2020)