Flag of Vietnam

Quy trình xử lý

Ngôn ngữ: English | Vietnamese

Năm 2010, USAID đã thực hiện Đánh giá Tác động Môi trường trong đó có phân tích các điều kiện tại Sân bay Đà Nẵng và đã đánh giá một số công nghệ xử lý dioxin. Công nghệ xử lý khử hấp thu nhiệt được xác định là phương pháp hiệu quả nhất và đã được minh chứng về mặt khoa học để phân hủy dioxin và có tác động thấp nhất đến sức khỏe con người và môi trường trong điều kiện đặc thù của khu vực dự án.

Công nghệ này là một công nghệ xử lý dioxin cải tiến, áp dụng quy trình dẫn nhiệt và hút chân không để xử lý đất và bùn nhiễm dioxin. Đất và bùn đào lên được đưa vào mố hoàn toàn kín nằm trên mặt đất. Các thanh nhiệt hoạt động ở nhiệt độ khoảng 750 đến 800 độ C (1400 đến 1500 độ F) làm tăng nhiệt độ của toàn bộ mố lên đến ít nhất là 335°C (635°F). Ở nhiệt độ này, liên kết phân tử của hợp chất dioxin bị phá hủy, làm cho hợp chất dioxin bị phân hủy thành các chất vô hại khác, chủ yếu là CO2, H2O và Cl2.

Đất và bùn ô nhiễm sẽ được đưa vào kết cấu mố theo hai giai đoạn và được làm nóng ở nhiệt độ cao trong vài tháng để làm phân hủy dioxin. Sau khi kết quả phân tích mẫu đất khẳng định đất đã sạch, đất và bùn đã được làm sạch trong giai đoạn 1 sẽ được đưa ra khỏi kết cấu mố đồng thời đất và bùn ô nhiễm thuộc giai đoạn 2 sẽ được đưa vào kết cấu mố để tiến hành quá trình nung nóng tương tự.

Theo dự kiến, trên 95% dioxin sẽ bị phân hủy trong quá trình xử lý nhiệt này. Phần dioxin bay hơi sẽ được chân không hóa ở ngoài và đưa vào hệ thống xử lý thứ cấp dành cho chất lỏng và hơi thoát ra từ mố. Hệ thống xử lý thứ cấp sẽ đảm bảo không để dioxin hoặc các ô nhiễm khác bay ra ngoài môi trường.

Mô phỏng quá trình xử lý bằng công nghệ khử hấp thu nhiệt trong mố thuộc Dự án Xử lý Môi trường Ô nhiễm Dioxin tại Sân bay Đà Nẵng.

Các chuyên mục thông tin về dự án: