Việt Nam thúc đẩy mô hình đối tác công-tư trong đầu tư phát triển hạ tầng

Cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng).
Cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng).
Richard Nyberg/USAID
Mô hình đối tác công-tư giúp thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng tại Việt Nam
"Việc có các chuyên gia giỏi đứng đằng sau chúng tôi đem lại lợi ích to lớn."

Khi trao đổi về giải pháp để Việt Nam trở thành điểm đến cạnh tranh hơn trong khu vực về thu hút đầu tư và phát huy tối đa tiềm năng kinh tế, ông Trương Quang Hưng có quan điểm rất rõ ràng: "Mọi người có thể để cập nhiều giải pháp khác nhau, nhưng với riêng tôi thì cải thiện cơ sở hạ tầng có vai trò sống còn trong giai đoạn phát triển hiện tại của đất nước."

Ông Hưng cũng nhấn mạnh đến mô hình đối tác công-tư (PPP) do ông được giao nhiệm vụ giúp triển khai một đề án quốc gia nhằm khuyến khích phát triển các dự án hạ tầng theo hình thức đầu tư PPP. Với tấm bằng thạc sỹ từ Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội và nhiều năm kinh nghiệm thực tế giám sát các dự án công trình giao thông cấp bộ, ông Hưng hiện là chuyên viên cao cấp của Phòng Đối tác Công-Tư trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ phận một cửa chịu trách nhiệm điều phối các dự án PPP trên toàn quốc.

PPP là quan hệ hợp đồng dài hạn giữa nhà nước và tư nhân về thiết kế, xây dựng, tài trợ và/hoặc vận hành hạ tầng công cộng do đối tác tư nhân đảm nhiệm với các phần chi trả được thực hiện trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng thông qua phí dịch vụ do người sử dụng chi trả cho bên tư nhân để sử dụng dịch vụ hạ tầng. Nói tóm lại, mục tiêu chính của mô hình PPP là để nhà nước chuyển giao các rủi ro có liên quan đến dự án cho bên đối tác tư nhân vốn được coi là có khả năng tốt hơn trong quản lý các rủi ro như vậy.

Trong những năm vừa qua, Dự án Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam của USAID (USAID/VNCI) đã hỗ trợ Bộ KH-ĐT xây dựng một chương trình PPP với sự tham gia của tất cả các bộ ngành. Các hoạt động của dự án bao gồm tổ chức các chuyến thăm quan học tập tới các quốc gia khác đã triển khai thành công các chương trình PPP, tổ chức hội thảo với các bên có liên quan chính để tạo sự đồng thuận đối với các vấn đề liên quan đến PPP cũng như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực cho chính phủ và các cơ quan cấp tỉnh chịu trách nhiệm triển khai các dự án PPP. Hiện tại, việc thực hiện các dự án PPP tuân theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg hiện đang trong quá trình sửa đổi để làm hài hòa lợi ích của nhà nước và nhà đầu tư tiềm năng cho các dự án PPP. Bộ KH-ĐT hiện đang tham mưu cho Chính phủ và hỗ trợ các tỉnh để triển khai các dự án PPP như mua sắm công điện tử (e-Government Procurement), xử lý nước thải, đường xá và các cảng nội địa.

Tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt Nam đã đã khiến phát triển hạ tầng không theo kịp và tạo ra rào cản lớn cho tiếp tục tăng trưởng và đầu tư hướng vào xuất khẩu. Từ nay đến năm 2020, ước tính cần phải đầu tư 200 tỉ USD cho xây mới đường sá, cầu cống, cảng, nước sạch, điện và các hạ tầng khác để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng. Ông Hưng nêu quan điểm rằng Chính phủ Việt Nam không thể tài trợ toàn bộ khoản đầu tư này từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc vốn vay ODA và do vậy hình thức đầu tư PPP là một lựa chọn thay thế.

Đối tác tư nhân không chỉ đưa vào nguồn lực tài chính mà họ còn có bí quyết kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn cần thiết để hỗ trợ cho các dự án hạ tầng do chính phủ quản lý," ông Hưng cho biết. Ông cũng cho rằng Việt Nam có thể học hỏi từ các nước đã phát triển về hình thức đầu tư PPP tại châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore.

Ông tin tưởng rằng để Việt Nam thành công trong việc áp dụng mô hình PPP như là một lựa chọn để đáp ứng các nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng thì cần phải có ba yếu tố và hiện nay ông đang làm việc rất tích cực để giải quyết ba yếu tố này. "Thứ nhất là phải có sự ủng hộ mạnh mẽ hình thức PPP của các cơ quan có liên quan và coi đây như là một chính sách. Thứ hai là phải xây dựng hành lang pháp lý ổn định và đảm bảo các quá trình mua sắm công bằng và minh bạch và tăng cường năng lực cho cán bộ tuyến đầu như chúng tôi," ông Hưng cho biết.

Mặc dù Việt Nam có tiềm tăng lớn để phát triển hình thức đầu tư PPP nhưng ông Hưng hiểu rằng rằng những thách thức lớn còn nằm ở phía trước. "Các công ty quốc tế đang tìm kiếm các cơ hội triển khai dự án PPP tại Việt Nam, tuy nhiên họ sẽ chỉ tham gia vào các dự án này nếu như có một hành lang pháp lý mạnh và minh bạch," ông Hưng cho biết.

Nỗ lực của ông Hưng và các cộng sự tại Bộ KH-ĐT được hỗ trợ bởi một nhóm chuyên gia kỹ thuật của dự án USAID/VNCI. Ông Hưng cho biết: "Việc có các chuyên gia giỏi đứng đằng sau chúng tôi đem lại lợi ích to lớn. Một mặt họ giúp kết nối chúng tôi với các kinh nghiệm quốc tế có liên quan, mặt khác họ cũng giúp nâng cao năng lực cho chúng tôi và đây là những điều đáng quý."

PPP vẫn đang trong giai đoạn rất mới mẻ tại Việt Nam và một trong những nhân tố để thành công là vai trò tích cực của đối tác tư nhân trong suốt quá trình xây dựng chương trình PPP.

Chính phủ Việt Nam gần đây đã thành lập Phòng PPP và ban chỉ đạo liên bộ và một Quỹ chuẩn bị dự án (Project Development Facility) trị giá 20 triệu USD và một Quỹ bù đắp để đảm bảo tính khả thi của dự án PPP (Viability Gap Fund) dự kiến được triển khai chậm nhất là năm 2015 với hy vọng sẽ cung cấp đến một tỉ USD vốn vân sách nhà nước cần thiết cho các dự án PPP.