Giảng đường thông minh giúp cải thiện đào tạo y khoa ở Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, giảng viên Đại học Y Dược Thái Nguyên, đang thực hiện bài giảng trong một giảng đường mới được nâng cấp.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, giảng viên Đại học Y Dược Thái Nguyên, đang thực hiện bài giảng trong một giảng đường mới được nâng cấp.
HAIVN
Công nghệ và học tập tương tác giúp trang bị kiến thức tốt hơn cho các bác sĩ tương lai
“Chúng tôi hy vọng sinh viên của chúng tôi sẽ được hưởng lợi từ phương pháp học tập mới mẻ này. Đây là một khởi đầu tuyệt vời cho các nỗ lực cải cách chương trình giảng dạy của chúng tôi.”

Tháng 1/2017 -- Thực hiện bài giảng trước khoảng gần 100 sinh viên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, giảng viên Đại học Y Dược Thái Nguyên, có một khó khăn là phải truyền đạt những nội dung tài liệu phức tạp về sản khoa cho các sinh viên y năm thứ 3 trong khi còn nhiều khó khăn để có thể áp dụng phương pháp học tập tích cực. Chị lo ngại rằng sinh viên của chị sau khi được nghe giảng sẽ có đủ kiến thức nhưng lại thiếu khả năng áp dụng các kiến thức đó trong các tình huống y khoa thực tế.

Chị muốn hướng sinh viên vào thảo luận và với các sinh viên khác tuy nhiên phòng giảng đường rất rộng và đông đúc. Sinh viên ngồi thành từng hàng nối nhau, tay cầm bút ghi chép từng lời chị giảng.

Cùng với sự thay đổi về các nhu cầu y tế tại Việt Nam, các trường đào tạo y khoa phải đối mặt với những thách thức làm sao để đào tạo được một đội ngũ nhân viên y tế có thể đáp ứng nhu cầu của người dân đang phải chịu những nguy cơ về bệnh tật mãn tính và mới nổi. Hình hình này đặc biệt phổ biến tại những vùng nông thôn, miền núi và những khu vực khó khăn khác. Cơ sở vật chất, giáo trình và phương pháp giảng dạy tại các trường đại học y khoa thường dựa trên các khái niệm giảng dạy và học tập theo kiểu cũ. Các lớp học được tổ chức thành các nhóm lớn và ít sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, tập trung vào người học vốn được coi là rất hiệu quả.

Được thực hiện từ năm 2016, dự án Liên minh Nâng cao Chất lượng Đào tạo Y khoa và Quản lý các Bệnh mới nổi (IMPACT MED) do USAID tài trợ đã phối hợp với các đối tác thuộc khu vực tư nhân, Bộ Y tế Việt Nam và các trường đại học y, dược để cải thiện đào tạo y khoa bằng cách trang bị cho sinh viên khi tốt nghiệp có các kiến thức và kỹ năng giải quyết các thách thức về y tế của đất nước.

Tháng 9/20016, các đối tác của liên minh là công ty Samsung và Tổ chức Hợp tác vì sự Phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN) đã phối hợp cải thiện các điều kiện phục vụ học tập tích cực tại Đại học Y Dược Thái Nguyên. Công ty Samsung hỗ trợ nâng cấp một phòng học thông thường thành giảng đường “thông minh”, trong đó có lắp thêm bảng và máy tính bảng thông minh tương tác có kết nối với nhau. Để hỗ trợ cho việc nâng cấp giảng đường, Tổ chức Hợp tác vì sự Phát triển Y tế Việt Nam cung cấp đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho trường về thiết kế khóa học và phương pháp giảng dạy tương tác và hướng vào học viên.

Trong phòng giảng đường mới được nâng cấp, tiến sĩ Bình giờ đây có thể sử dụng các công cụ đa phương tiện, hệ thống đặt câu hỏi và trả lời tức thì và các công cụ tương tác khác cho bài giảng của mình để giúp sinh viên tham gia bài giảng tích cực hơn. Trong tương lai, với hỗ trợ thêm về đào tạo và kỹ thuật từ dự án, chị hy vọng sẽ đem đến cho sinh viên chất lượng đào tạo y khoa tốt nhất.

“Sự kiết hợp giữa giảng đường thông minh và các trang thiết bị hiện đại và phương pháp học tập theo nhóm là một điều mới mẻ trong môi trường giảng dạy và học tập của chúng tôi,” giáo sư Nguyễn Văn Sơn, chủ tịch Đại học Y Dược Thái Nguyên cho biết. “Mô hình này được áp dụng tại nhiều trường đại học trên thế giới. Chúng tôi hy vọng sinh viên của chúng tôi sẽ được hưởng lợi từ phương pháp học tập mới mẻ này. Đây là một khởi đầu tuyệt vời cho các nỗ lực cải cách chương trình giảng dạy của chúng tôi và sẽ là động lực để đội ngũ giảng viên và lãnh đạo nhà trường tiếp tục cải cách đào tạo.

Một giảng đường thông minh khác cũng đã được triển khai trong năm 2016 tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các giảng đường này sẽ giúp cho công việc học tập của hàng nghìn sinh viên mỗi năm. Ngoài công ty Samsung, các đối tác tư nhân khác của liên minh bao gồm có Johnson & Johnson Vietnam, Bravo!, GE, Roche Diagnostics, 3M, Microsoft, and CLAS Healthcare. Dự án liên minh này được triển khai đến năm 2021.