Không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau: Việt Nam tăng cường giáo dục chuyên biệt

Thọ (thứ hai từ phải sang) chơi đùa cùng một vài người bạn mới tại trường tiểu học Phạm Hồng Thái, nơi em được nhập học với sự t
Thọ (thứ hai từ phải sang) chơi đùa cùng một vài người bạn mới tại trường tiểu học Phạm Hồng Thái, nơi em được nhập học với sự trợ giúp của Dự án Hỗ trợ Người khuyết tật của USAID.
Kinh Hồ/PDSP
Trẻ em khuyết tật Việt Nam được hưởng lợi từ giáo dục hòa nhập
““Em Thọ có nhiều tiến bộ, cả về thể chất và trí tuệ.”

Tháng 4/2015 – 10 năm trước, khi Nguyễn Thọ ra đời tại thành phố Đà Nẵng, cậu bé được chẩn đoán mắc bệnh bại não – một tình trạng bẩm sinh do não phát triển không bình thường ảnh hưởng đến sự phối hợp và vận động cơ bắp. Bại não không đe dọa đến tính mạng nhưng là tình trạng vĩnh viễn khó xử lý, đặc biệt với các gia đình nghèo.

Kể từ khi Thọ ra đời, bố cậu bé làm thợ nề, mẹ ở nhà chăm sóc cho Thọ và 3 anh chị em của Thọ. Trong những năm đầu đời, cậu bé phải vào viện nhiều lần khiến kinh tế gia đình đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đến tuổi đi học, gia đình cũng không có điều kiện xin cho Thọ học tại trường dành cho học sinh có nhu cầu đặc biệt tại địa phương. Dù sự phát triển các kỹ năng vận động và thể chất của Tho có tiến bộ nhờ vật lý trị liệu, cha mẹ cậu bé cứ nghĩ Thọ sẽ không học được do tình trạng bệnh của mình.

Vào tháng 6/2014, Dự án Hỗ trợ Người khuyết tật của USAID cùng lãnh đạo xã và cán bộ quản lý trường hợp thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng thuyết phục cha mẹ Thọ nộp đơn xin học cho cậu bé vào trường tiểu học Phạm Hồng Thái gần nhà. Trong khuôn khổ mục tiêu của dự án là mở rộng tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật trong độ tuổi đến trường, dự án đã hỗ trợ cho Thọ tiền học phí, tiền ăn, đồng phục, cặp sách và các dụng cụ học tập khác. Ngoài ra, giáo viên được dự án đào tạo về giáo dục hòa nhập xây dựng chương trình giáo dục riêng cho Thọ để hỗ trợ quá trình học tập của em tại trường.

Sau một học kỳ tại trường tiểu học Phạm Hồng Thái, Thọ đã có nhiều tiến bộ đáng kể, vượt qua kỳ thi học kỳ đầu tiên không thua kém bạn bè trong lớp. Dự án đã làm việc với trường để xây dựng chương trình học riêng cho Thọ và hướng dẫn giáo viên của trường để họ có thể hỗ trợ những nhu cầu đặc biệt của Thọ đồng thời tạo ra môi trường học khích lệ cho cậu bé tại trường. Phòng học chuyên biệt tại trường được mở với hỗ trợ từ dự án có các trang thiết bị hỗ trợ học tập như thẻ chữ cái tiếng Việt, đồ chơi giáo dục và sách giáo khoa đặc biệt cho Thọ và các học sinh có nhu cầu đặc biệt khác tham gia học phụ đạo để hiểu rõ hơn những khái niệm học trên lớp.

Bà Phạm Thị Thanh Minh, phó hiệu trưởng trường Phạm Hồng Thái cho biết: “Em Thọ có nhiều tiến bộ, cả về thể chất và trí tuệ. Chúng tôi rất tự hào về em. Xin cảm ơn dự án đã giúp chúng tôi tiếp cận được nhiều trẻ khuyết tật tại cộng đồng.” 

Trong hơn hai năm, dự án đã làm việc với các cơ quan bảo trợ xã hội thuộc chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ nhằm mở rộng tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật – giúp trẻ vào học tại các trường hoặc chương trình đặc biệt hoặc cung cấp cơ hội giáo dục thay thế cho những học sinh không thể tới trường. Cho đến nay, dự án đã đem lại cơ hội giáo dục cho 146 trẻ thông qua học bổng, đóng góp dụng cụ học tập hoặc hỗ trợ kết nối các gia đình tới các trường học phù hợp. Dự án cũng xây dựng các phòng học chuyên biệt tại năm trường học và sẽ xây dựng thêm mười phòng nữa trong năm tới.

Dự án cũng thực hiện các khóa đào tạo cho giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và năng lực về giáo dục chuyên biệt và thực hiện các kế hoạch giáo dục riêng cho học sinh có nhu cầu đặc biệt. Dự án đang hỗ trợ 47 giáo viên tại Đà Nẵng theo học bằng cử nhân về giáo dục đặc biệt của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Bằng cách hỗ trợ cả học sinh và các nhà giáo dục, dự án và các cơ quan đối tác thuộc chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ xây dựng một hệ thống giáo dục hòa nhập bền vững hơn để tiếp cận được nhiều trẻ em như Thọ trên cả nước.

LINKS

Follow @USAIDVietnam, on Facebook, on Flickr, on YouTube