Công cụ tra cứu trực tuyến giúp đẩy nhanh hoạt động của Quốc hội Việt Nam

Ông Trịnh Ngọc Cường làm việc trên Hệ thống Hỗ trợ Tức thời để quản lý và trả lời các yêu cầu từ đại biểu Quốc hội.
Ông Trịnh Ngọc Cường làm việc trên Hệ thống Hỗ trợ Tức thời để quản lý và trả lời các yêu cầu từ đại biểu Quốc hội.
Nguyễn Văn Kiên, dự án USAID GIG
Giờ đây cán bộ thư viện có thể nhanh chóng trả lời các yêu cầu thông tin.
“[Hệ thống] tiết kiệm thời gian, tiền bạc và các nguồn lực khác cho cả thư viện và các đại biểu, và cũng phù hợp với sự phát triển của Quốc hội điện tử tại Việt Nam.”

Tháng 11/2016 -- Hoạt động của Quốc hội Việt Nam (QHVN) hiệu quả nhất khi các đại biểu được thông tin và chuẩn bị đầy đủ để tham gia tranh luận tích cực. Để đáp ứng mục tiêu này, cán bộ tra cứu của thư viện Quốc hội phải giải đáp yêu cầu thông tin của 500 đại biểu quốc hội.

Thủ tục trước đây rất cồng kềnh và mất thời gian do cán bộ thư viện phải trả lời bằng văn bản và thực hiện tra cứu thủ công. Quy trình này cũng không phát huy tác dụng khi các đại biểu đều cần thông tin ngay lập tức để đưa ra những quyết định kịp thời. Hơn nữa, tra cứu bằng văn bản đôi khi bị thất lạc.

Vào tháng 10/2015, với sự giúp đỡ của USAID, thư viện Quốc hội chính thức triển khai Hệ thống Hỗ trợ Tức thời trực tuyến để thay thế quy trình bằng văn bản cũ, từ đó đảm bảo quy trình thực hiện nhanh, đơn giản và tiết kiệm chi phí trong việc chuyển tiếp yêu cầu tìm kiếm thông tin và tra cứu từ các đại biểu quốc hội và cả việc phản hồi.  

Theo ông Trịnh Ngọc Cường, Trưởng phòng Thông tin và Dịch vụ Độc giả của thư viện, thay đổi này “đưa thông tin kịp thời trong tầm tay của các đại biểu và cán bộ Quốc hội, và giúp chúng tôi quản lý các yêu cầu cung cấp thông tin hiệu quả và tiết kiệm hơn nhiều so với trước đây.”

Hiện tại cán bộ Quốc hội có thể nhanh chóng tìm kiếm dữ liệu thư viện nhằm hỗ trợ cho hoạt động tranh luận và giám sát, thậm chí khi các đại biểu đang công tác tại địa bàn các tỉnh vùng xa của họ.

“Hệ thống Thông tin Tức thời đã hoàn toàn thay đổi cách tiếp cận thông tin của các đại biểu nhằm phục vụ cho công việc của họ. Hệ thống này tiết kiệm thời gian, tiền bạc và các nguồn lực khác cho cả thư viện và các đại biểu, và cũng phù hợp với sự phát triển của Quốc hội điện tử tại Việt Nam” bà Đinh Thị Mai Hạnh, phó giám đốc thư viện Quốc hội cho biết.

Hệ thống mới cũng lồng ghép một số cơ sở dữ liệu về luật, quy định, từ điển luật và các nghiên cứu trước đây đồng thời cải thiện các công cụ hỗ trợ hành chính.

“Hệ thống giúp tôi thực hiện các hoạt động lập pháp và giám sát hiệu quả hơn” ông Nguyễn Văn Tuyết, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc hội về Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Trẻ em cho biết.

Thư viện Quốc hội tiếp tục khám phá những cách thức cải thiện hệ thống ngày càng hiệu quả hơn, bao gồm kế hoạch phát triển truy cập qua thiết bị di động.

Hoạt động này được hỗ trợ bởi Dự án Quản trị nhà nước nhằm Tăng trưởng toàn diện của USAID, được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2018 bởi tổ chức Chemonics International. Dự án hợp tác với Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ các cải cách thương mại, pháp luật và thể chế và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bao trùm.

LINKS

Follow @USAIDVietnam, on Facebook, on Flickr, on YouTube