Việt Nam xây dựng đội ngũ chuyên gia về hiệu quả năng lượng

Cù Nguyên Khánh giảng tại một khóa đào tạo gần đây về HVAC trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Sạch Việt Nam của USAID.
Cù Nguyên Khánh giảng tại một khóa đào tạo gần đây về HVAC trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Sạch Việt Nam của USAID.
USAID VCEP
Kỹ sư và kiến trúc sư học các giải pháp mới về tiết kiệm năng lượng
“Bản thân tôi rất muốn muốn đóng góp sho sự phát triển ngành thông qua phổ biến các nguyên tắc và biện pháp về hiệu quả năng lượng.”

Tháng 9/2016 -- Hiệu quả năng lượng trong ngành xây dựng đang trở thành một lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm tại Việt Nam do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng cao khiến tiêu thụ năng lượng gia tăng nhanh chóng. Năm 2012, ngành xây dựng sử dụng 38% lượng điện tiêu thụ của cả nước, và nhu cầu năng lượng dự đoán sẽ tiếp tục tăng do dân số ở thành thị ngày càng tăng lên.

Dù Việt Nam đã ban hành Bộ quy chuẩn Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm giảm thiểu sử dụng năng lượng, việc triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu chuyên gia trong nước để thiết kế các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả. Ngoài những khóa học về kết cấu, thiết kế và công cụ xây dựng thỉnh thoảng được tổ chức bởi các tổ chức nghề nghiệp và các trường đào tạo kỹ sư và kiến trúc sư, Việt Nam chưa có những khóa học có tính chất hệ thống, chuyên sâu về hiệu quả năng lượng trong xây dựng. Thậm chí các chương trình liên quan đến hiệu quả năng lượng gần đây mới được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học.  

Dù Cù Nguyên Khánh là kỹ sư xử lý hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HAVC) được một vài năm, kiến thức của anh về hiệu quả năng lượng vẫn còn hạn chế.  

Khi Khánh biết đến Dự án Năng lượng Sạch Việt Nam của USAID vào tháng 6/2014 và hoạt động của dự án nhằm cải thiện hiệu quả năng lượng trong ngành xây dựng, anh đã tìm hiểu về cơ hội tham gia đào tạo để nâng cao kỹ năng của mình về thiết kế và vận hành hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí sử dụng năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà mới và các tòa nhà được cải tạo, lắp đặt thêm hệ thống mới.  

Các giảng viên quốc tế của dự án đã đánh giá năng lực kỹ thuật của Khánh và ấn tượng với kiến thức cũng như sự háo hức của anh với việc học hỏi những kỹ thuật và công nghệ mới. Và cách tiếp cận dựa trên thực hành của khóa đào tạo giúp Khánh tự tin thiết kế và và sau đó thực hiện lắp đặt trên thực tế.

Khánh chia sẻ: “Tôi đã áp dụng được những kiến thức học từ các khóa đào tạo. Bản thân tôi rất muốn muốn đóng góp sho sự phát triển ngành thông qua phổ biến các nguyên tắc và biện pháp về hiệu quả năng lượng.”

Cùng với nhóm cán bộ dự án, Khánh hiện đang thực hiện các thiết kế về hiệu quả năng lượng cho một khách sạn ở Hà Nội và một tòa nhà văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Cả hai tòa nhà được mong đợi sẽ bổ sung vào bản danh sách còn ít ỏi những công trình hiệu quả năng lượng tại Việt Nam, và sẽ chứng minh cho những lợi ích mà những tòa nhà như vậy mang lại trong môi trường đô thị.

Khánh là một trong số hơn 1.000 kỹ sư và kiến trúc sư từ 40 tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam đã được dự án đào tạo về thiết kế công trình hiệu quả năng lượng. Hiện tại anh đang giúp dự án đào tạo các kỹ sư và kiến trúc sư khác và điều chỉnh tài liệu đào tạo phù hợp với đặc thù ngành xây dựng của Việt Nam. Dự án hướng tới xây dựng một đội ngũ giảng viên trong nước như Khánh để trong tương lai dài hạn Việt Nam có lực lượng chuyên gia đủ có năng lực.

Dự án Năng lượng Sạch Việt Nam của USAID (được thực hiện từ năm 2014 đến 2017) hỗ trợ Kế hoạch Hành động Tăng trưởng Xanh của Bộ Xây dựng nhằm tăng cường hiệu quả năng lượng trong ngành xây dựng và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện và giám sát Bộ quy chuẩn Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Chương trình đã đào tạo gần 3.000 cán bộ chính phủ, học viên và giảng viên đại học về hiệu quả năng lượng, thiết kế công trình có hiệu suất năng lượng cao; thiết kế và cấp chứng chỉ công trình xanh; vận hành các tòa nhà nhằm đảm bảo kế hoạch tiết kiệm năng lượng được thực hiện; và phầm mềm mô phỏng năng lượng. Dự án cũng giúp cải thiện hoạt động của hơn 21 tổ chức trong nước.